Đừng mua máy tính đồ hoạ khi chưa hiểu về CPU

CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. Đây là chíp vi xử lý – một trong những linh kiện quan trọng nhất trong một bộ máy tính. Để đánh giá chiếc PC có cấu hình cao hay thấp, mạnh hay yếu, người ta sẽ nhìn vào CPU trước sau đó mới nhìn vào các linh kiện liên quan khác. Ngày hôm nay Luna sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn CPU chuẩn cho một chiếc máy tính thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Let’s go!

THAM KHẢO NGAY CÁC DÒNG MÁY TÍNH ĐỒ HỌA TẠI TIN HỌC LUNA

CPU và các thông số quan trọng cần biết

Được ví như trái tim của toàn bộ máy tính, CPU đảm nhiệm rất nhiều vai trò của toàn bộ thùng PC từ tốc độ xử lý, chiết xuất thông tin cho đến xử lý đồ họa. Các thông số quan trọng thường được nhắc đến khi nói về CPU là số nhân (Cores), số luồng (Threads), bộ nhớ đệm (Caches), xung nhịp (Ghz). Cụ thể như sau:

  • Số nhân (Cores): Chỉ số này chỉ ra số nhân xử lý được trang bị trong  một lõi. Số nhân trong một CPU càng lớn thì tốc độ xử lý sẽ càng cao.
  • Số luồng (Threads): Chỉ số này cho ta biết có bao nhiêu đường đưa dữ liệu cho CPU xử lý. Nếu càng có nhiều luồng, dữ liệu được lưu thông dễ dàng và hiển nhiên kết quả là CPU sẽ xử lý nhanh hơn.
  • Bộ nhớ đệm- Cache: Bộ nhớ đệm CPU là vùng bộ nhớ nhanh nằm trên bộ xử lý. Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn.
  • Xung cơ bản (Ghz): Đây là xung nhịp của bộ vi xử lý được tính bằng số phép tính mà bộ vi xử lý tính được trong 1 giây. Ví dụ CPU i7, 4GHz có nghĩa là nó có thể xử lý được 4 triệu phép tính trong 1 giây trên mỗi nhân.
  • Xung boost (Turbo): Tần số turbo tối đa là tần số tối đa của một lõi mà bộ xử lý đạt được để có thể hoạt động bằng Công nghệ Turbo Boost Intel®

Có một lưu ý quan trong mà Tin học Luna muốn nhắn gửi đến quý khách hàng là đối với máy tính thiết kế đồ họa thường sẽ được chia làm 2 mảng chính là máy tinh dựng và máy tính render. Đối với nhu cầu dựng, cắt ghép hay chỉnh sửa thì chỉ số xung nhịp (Ghz) sẽ đóng vai trò quyết định trong việc máy có thực hiện tác vụ mượt hay không. Trong khi đó đối với nhu cầu render, chỉ số mà các bạn cần quan tâm chính là số nhân + số luồng. Hai chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc chiếc máy tính đồ họa của bạn sẽ có tốc độ render nhanh hơn rất nhiều.

Đây là những chi tiết mà ngay cả dân đồ họa chuyên nghiệp cũng hiếm khi để ý. Để tránh việc sử dụng tiền vào sai chỗ và không đáp được đúng nhu cầu của mình thì quý khách hãy liên hệ với nhà cung cấp để xin tư vấn thật kỹ hoặc test máy trước khi ra quyết định rút hầu bao nhé.

Tốc độ xử lý của CPU

Có một quan niệm sai lầm mà rất nhiều người sử dụng máy tính để bàn và cả laptop hay phạm phải chính là quá để tâm vào số (i), ví dụ như i3<i5<i7. Trên thực tế, tốc độ xử lý của CPU còn phụ thuộc vào đời của nó, i5 gen 10 có thể có tốc độ nhanh hơn i7 gen 6 là chuyện bình thường.

Tốc độ xử lý của CPU được đo bằng đơn vị GHz hoặc MHz (chủ yếu sử dụng GHz) phản ánh tần số tính toán và làm việc của nó . Nếu cùng một dòng chip ví dụ như Core i7 thì xung nhịp cao hơn đồng nghĩa với tốc độ xử lý nhanh hơn, khả năng làm việc tốt hơn. Tuy nhiên ta không thể so sánh tốc độ của 2 dòng chip khác nhau vì tốc độ của chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm và các bộ phận khác như RAM, chip đồ họa, ổ cứng.

Lựa chọn CPU như thế nào cho máy tính đồ họa, dựng phim?

Tuy gọi chung là thiết kế đồ họa nhưng nếu là dân trong ngành thì chắc hẳn mọi người không ai không biết có rất nhiều mảng chuyên biệt gói gọn trong 2 chữ “đồ họa”. Thế nên, việc lựa chọn CPU cho PC đồ họa còn phụ thuộc rất nhiều vào chuyên ngành của bạn.

Nếu công việc của bạn là thiết kế đồ họa 2D, bạn có thể truy cập vào website: notebookcheck.net để tìm hiểu thông tin về CPU. Máy tính với CPU trong top 200 là có thể dùng được, còn nếu trong top 300 thì máy sẽ chạy không được nhanh lắm. Còn đối với các công việc liên quan đến thiết kế đồ hoạ 3D, hoặc các bạn editor dựng video cơ bản thì lời khuyên chân thành của Luna là sử dụng CPU intel xung cao ví dụ : i7 8700k, i9 9900k, i9 7980xe, i9 9980 …

Ngoài ra như đã đề cập ở phần đầu bài viết về nhu cầu dựng và render, Tin học Luna còn có thêm gợi ý nho nhỏ nếu quý khách đang là tín đồ của dòng CPU hãng Intel. Với nhu cầu dựng hình, chỉnh sửa thì mọi người nên dùng dòng Intel i (i3, i5, i7…) bởi đây là dòng chip được Intel thiết kế thiên về chỉ số xung nhịp. Ở phía còn lại là nhu cầu render, quý khách hãy cân nhắc dòng Intel Xeon. Đây là dòng chip được nhà sản xuất danh tiếng đến từ Hoa Kỳ thiết kế số nhân + số luồng lớn nên rất thích hợp cho tác vụ render cho những chiếc máy tính thiết kế đồ họa.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn designer đã biết thêm thật thiết thông tin hữu ích về CPU dành cho máy tính đồ họa chuyên nghiệp. Nếu đang có nhu cầu tìm cho mình một dàn PC có thể đáp ứng tốt nhu cầu của bạn với mức chi phí hợp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách nhấp vào nút “Đăng ký tư vấn” phía trên để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tình nhất nhé!!!

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) Telegram